Các tỉnh phát triển ngành sữa

Những bước trưởng thành, sau mười năm xây dựng và phát triển

Mười năm, một chặng đường chưa dài song đối với Trạm Phát triển chăn nuôi các huyện thị xã đơn vị thuộc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà nội bước đầu đã có những dấu ấn bằng những bước trưởng thành theo năm tháng. Bảy năm về trước, các Trạm Phát triển chăn nuôi được thành lập ngày 11/11/2004 với tên gọi là “Tổ dịch vụ kỹ thuật bò sữa”, với 14 tổ đặt tại các huyện, thị xã. Các Tổ có nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, sản xuất chế biến thức ăn xanh, tinh cho hộ chăn nuôi bò thịt, bò sữa; phối hợp với địa phương quản lý giống bò sữa, bò thịt; đồng thời thực hiện triển khai các chính sách tới hộ chăn nuôi; dịch vụ cung ứng các loại vật tư kỹ thuật phục vụ chăn nuôi (giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị khác…); Dịch vụ tiêu thụ và bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật phối giống, thú y cho các tổ chức và hộ chăn nuôi… Tuy nhiên, khi đó do mới hình thành nên ngay về mặt tổ chức cũng chưa hoàn thiện, hoạt động của các Trạm gặp vô vàn khó khăn cả về chuyên môn cũng như cả về con người, hơn thế nữa cơ sở vật chất hoàn toàn chưa có gì… Thậm chí đã có lúc các tổ dịch vụ đứng trước nguy cơ tan rã, giải thể, một tâm lý lo lắng, không yên tâm luôn đè nặng lên từng cán bộ.

 

Hai năm sau, ngày 01/12/2006 khi Trung tâm Phát triển chăn nuôi bò sữa Hà Tây được bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên thành “ Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn” trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh.

Theo đó, các Tổ dịch vụ chăn nuôi bò sữa được đổi tên thành “Trạm dịch vụ kỹ thuật phát triển chăn nuôi gia súc lớn” với những chức năng, nhiệm vụ chuyên môn chính là: Tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất chế biến thức ăn xanh, tinh cho hộ chăn nuôi bò, gia súc lớn khác; Tư vấn dự án đầu tư PTCN bò, gia súc lớn khác cho các hộ nông dân; thực hiện công tác quản lý giống bò, gia súc lớn khác; Thực hiện triển khai các chính sách tới hộ chăn nuôi và các nhiệm vụ khác mà Trung tâm giao cho; Dịch vụ cung ứng các loại vật tư kỹ thuật phục vụ chăn nuôi (giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị khác…); Dịch vụ tiêu thụ và bảo quản chế biến sản phẩm sản phẩm chăn nuôi; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật phối giống, thú y…cho các tổ chức và hộ chăn nuôi. Cũng từ đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các Trạm đã có những khởi sắc. Những hoạt động mà các trạm đã làm là đảm bảo thu mua sữa cho nông dân (ở những vùng chăn nuôi bò sữa), đơn cử là hàng chục tấn sữa được các trạm thu mua hàng ngày, hàng trăm tấn cám được các trạm cung ứng cho bà con nông dân cùng các dịch vụ thụ tinh nhân tạo (hàng vài trăm lượt phối/tháng), hàng trăm con gia súc gia cầm ốm được cán bộ trạm đến điều trị tại nhà từ đó đã giúp bà con chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất. Có thể nói từ năm 2006 cấc trạm mới đi vào hoạt động song nhiều trạm đã khẳng định có chỗ đứng tạo được niềm tin cho người chăn nuôi trong khu vực mà điển hình là các trạm như: Ba Vì I, Phúc Thọ, Sơn Tây, Mỹ Đức, Thanh Oai…

Trước những yêu cầu phát triển mới, để tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò và quy mô của Trung tâm, tháng 5 năm 2011 Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-SNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội. Theo đó các Trạm được đổi tên thành “Trạm phát triển chăn nuôi” với hoạt động chuyên môn chính là: Thực hiện các nhiệm vụ phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư trên địa bàn của Trạm được giao; Tổ chức đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, thực nghiệm, ứng dụng, xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn; Liên kết hợp tác với doanh nghiệp, phối hợp với các địa phương chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức sản xuất, xây dựng chi hội, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, liên kết hợp tác phát triển chăn nuôi; tư vấn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ cung ứng và tiêu thụ các loại sản phẩm chăn nuôi, vật tư kỹ thuật phục vụ chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị khác…); Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật phối giống, thú y…cho các tổ chức và hộ chăn nuôi; Tiếp nhận bảo quản, cấp phát vật tư kỹ thuật do các dự án cấp, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật được giao có hiệu quả, đúng mục đích…

Quyết định bổ sung chức năng nhiệm vụ, đổi tên trạm đã thêm một bước nâng cao vị thế và mở rộng hơn các hoạt động chuyên môn và dịch vụ cho Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tạo thêm cơ sở pháp lý cho sự phát triển lâu dài của Trung tâm… Đến nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các Trạm là 56 người. Điều đáng nói là trạm đã có con dấu riêng, các cán bộ ở Trạm đã được biên chế dần, có công việc ổn định, đời sống đảm bảo nên đã yên tâm công tác hơn và luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu mới. Hy vọng trạm Phát triển chăn nuôi các huyện thị xã sẽ có những bước tiến mới trong tương lai đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi của Thủ đô những năm tới…

Nguồn: Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà nôi
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác