Thức ăn thô xanh

Kết quả trồng thử nghiệm giống cỏ voi FLORIDA và MADAGASCA nhập nội tại Bến Cát

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn (RRTC) thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu, tuyển chọn được các giống cỏ nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt như: các giống cỏ Sả họ Panicum maximum, cỏ Ruzi họ Brachiria và cỏ giàu đạm thuộc họ Stylosanthes để bổ sung vào tập đoàn cây thức ăn thô xanh của Việt Nam thêm phong phú

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong năm 2002 một số giống cỏ mới được du nhập vào Việt Nam thông qua các chuyên gia Úc. Trong số này có hai giống cỏ voi Penisentum purpureum Florida và Penisetum purpureum Madagasca. Hai giống đã được trồng thăm dò và nhân giống ở Bộ môn Đồng cỏ của Viện Chăn nuôi. Nhận định bước đầu thấy cỏ cho năng suất khá và tỷ lệ lá cao hơn so với cỏ voi thường .
Tháng 2 năm 2003 RRTC đã tiếp nhận hom giống của 2 giống cỏ voi này và đầu tháng 6 năm 2003 đã tiến hành trồng thí nghiệm hai giống cỏ voi mới tại Bến Cát để so sánh với giống cỏ voi lai (King grass) hiện đang trồng phổ biến tại đây với mục đích: Đánh giá đặc điểm sinh vật học, khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ; Năng suất và chất lượng của cỏ; Khả năng chịu hạn và khả năng sử dụng cỏ đối với gia súc
 

2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

 

 

2.1 Giống cỏ

 

Hom giống lấy từ Bộ môn Đồng cỏ Viện Chăn nuôi chuyển vào bằng tàu hoả. Từ khi chặt hom giống đến khi trồng là 5 ngày. Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hom giống được trồng và chăm sóc để giữ giống tại Trung tâm.
 

2.2 Đất thí nghiệm

 

Bảng 1. Thành phần hoá học của đất

Thành phần

 
Tỷ lệ (%)
Thành phần
Tỷ lệ (%)
Cát
68
N tổng số
0,11
Thịt
17
K2O
0,06
Sét
15
P2O5
9,11
pH (H2O)
4,45
Cacbon
0,17

 

 

Số liệu phân tích tại Bộ môn Nông hoá Thổ nhưỡng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

 

Số liệu phân tích đất cho thấy đây là loại đất xám có thành phần dinh dưỡng thấp, tỷ lệ cát cao, mùa mưa đất bị rửa trôi còn mùa khô đất lại cứng và nóng.
 

2.3 Đặc điểm khí hậu

 

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23,50C – 34,50C; ẩm độ trung bình 79%, lượng mưa trung bình 1800mm/năm. Lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6-11). Mùa khô (từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 5 hàng năm) lượng nước không đáng kể. Do tính chất của khí hậu như vậy nên về mùa khô thiếu nước cây cỏ muốn phát triển được cần phải tưới nước.
 

2.4 Bố trí thí nghiệm

 

Ba giống cỏ voi được sử dụng trong thí nghiệm: giống Florida (F), giống Madagasca (M), giống King grass (K) (đối chứng), bố trí theo khối ngẫu nhiên, mỗi giống trồng vào 5 ô (5 lần lặp lại), diện tích mỗi ô 30m2.
Phân bón (tính cho 1 ha): Phân bò 40tấn (bón lót), supe lân 200kg (bón lót); KCl 150kg (bón lót 50kg), 100kg bón thúc. Phân Urea (bón thúc) sau mỗi lứa cắt bón 50kg urea cho 1 ha. Hom trồng hàng cách hàng 50cm, hom nối tiếp hom.
Cắt lứa đầu sau khi trồng 60 ngày, các lứa tiếp theo 35 ngày, cắt cách gốc 5cm. Xáo cỏ dại và chăm sóc sau mỗi lứa cắt.
Mùa khô các giống đều có nước tưới: tưới 3 ô để theo dõi các chỉ tiêu, còn 2 ô không tưới nước để theo dõi khả năng chịu hạn của cỏ.
Cách tưới: 3 giống cỏ cùng tưới trong một điều kiện và lượng nước như nhau. Ba ngày tưới một lần, tưới tràn bằng dây ống nhựa. Nước bơm từ giếng khoan lên, lượng nước tưới từ 6-8lít/m2 tương đương với 180-240 lít nước/ô thí nghiệm.
Thời gian theo dõi thí nghiệm từ tháng 6 năm 2003 đến hết tháng 4 năm 2005
 

2.5 Chỉ tiêu theo dõi

 

Đặc điểm sinh vật học của giống (quan sát bằng mắt).
Chiều cao cây đo trước khi thu hoạch, đo từ gốc đến đỉnh ngọn lá cao nhất, lấy trung bình mỗi ô 5 cây trên đường chéo ô.
Tỷ lệ thân lá: tính từ 5 cây vừa đo, cắt cân riêng lá và thân, tính tỷ lệ (%)
Năng suất chất xanh (NSCX) trong mùa mưa và mùa khô có tưới: cắt toàn bộ cỏ ở từng ô, cân tổng khối lượng có mỗi lứa của các lần nhắc lại trong 2 mùa và 2 năm theo dõi, tính trung bình (tấn/ha/lứa cắt).
Năng suất chất khô, protein thô được tính toán từ kết quả phân tích vật chất khô và protein của cỏ qua các lứa cắt tính trung bình (tấn/ha/lứa).
Phân tích thành phần hoá học của cỏ bao gồm: vật chất khô (VCK), đạm thô (CP), xơ thô (CF), mỡ (EE) và khoáng được xác định theo phương pháp của AOAC (1990).
Khả năng chịu hạn: cuối mùa mưa đếm số cây cỏ voi sống trên 3 hàng và qua mùa khô, khi mưa đếm số cây cỏ voi tái sinh được trên 3 hàng cỏ đó rồi tính (%).
Khả năng sử dụng cỏ của gia súc: Theo dõi trên 10 bò sữa có khối lượng cơ thể từ 450 – 500kg và đang trong cùng một giai đoạn vắt sữa. Mỗi giống cỏ cho ăn 3 ngày liên tiếp, số lượng cỏ cho mỗi con bò ăn 50kg/ngày, cỏ được chặt nhỏ và cho ăn chia làm 3 lần sáng, trưa và chiều. Tính % số lượng cỏ bò ăn được so với số đưa vào.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học và trên chương trình Minitab for Windows 10.2
 

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 

 

3.1 Đặc điểm sinh vật học của cỏ

 

Một đặc điểm chung của các giống cỏ voi: Thuộc giống cỏ hoà thảo thân đứng, chiều cao cây nếu không thường xuyên thu cắt có độ cao trung bình từ 2-4m và hoá xơ. Trên thân phân đốt, từ các đốt đó ra rễ, nẩy mầm và phát triển thành cây con. Cỏ voi không thu được hạt, vì vậy cỏ voi nhân giống bằng hom.
Thân cây cỏ voi lớn hơn cỏ sả, thu cắt già, gia súc ăn thường bỏ lại phần gốc vì vậy nên chặt nhỏ và thu cắt thường xuyên để gia súc sử dụng tốt.
Giống Florida (F): Thân nhỏ hơn Madagasca (M) nhưng vẫn lớn hơn King grass (K). Thân cây ít lông và có vị ngọt. Lá to có màu xanh đậm cả trong mùa mưa và mùa khô, lá rất ít lông
Giống Madagasca (M): Thân to có màu đỏ nhạt, thân to hơn Florida và King grass. Lá to màu xanh nhạt hơn giống cỏ Florida, ít lông, vị ngọt. Nếu để cỏ già thân lá nhiều lông.
Giống King grass (K): Thân nhỏ hơn Madagasca, thân màu xanh và không ngọt bằng hai giống trên. Lá nhỏ, màu xanh đậm và rất nhiều lông nên thu cắt bị ngứa
Bảng 2. Chiều cao cây và tỷ lệ lá của 3 giống cỏ Voi: F; M; K

Chỉ tiêu

 
Florida
Madagasca
King grass
Chiều cao cây (cm)
 
 
 
Mùa mưa
207,1a ± 1,02
185,8b ± 0,81
202,8a ± 1,01
Mùa khô (có tưới)
206,6a± 0,92
166,1b± 0,91
201,1a ± 0,86
Tỷ lệ lá (%)
 
 
 
Mùa mưa
48,6a ± 0,65
39,7b ± 0,75
37,5c ± 0,75
Mùa khô (có tưới)
47,5a ± 0,54
39,4b ± 0,68
37,4c ± 0,72

 

 

Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thì sai khác ở mức P<0,05

 

Chiều cao cây trung bình trong hai năm theo dõi thấy: giống cỏ voi Madagasca có chiều cao cây 185,8 – 166,1cm, thấp hơn 2 giống Florida và King grass. Chiều cao cây giữa hai giống có Forida và King grass không có sai khác, nhưng có sự sai khác ở mức (P<0,05) đối với giống Madagasca.
Tỷ lệ lá của giống Florida trong cả 2 mùa 48,6 – 47,5% cao hơn giống Madagasca và giống đối chứng. Tỷ lệ lá của giống cỏ voi Madagasca 39,7- 39,4% cao hơn giống King grass. Kết quả nghiên cứu của Lê Hoà Bình và Hoàng Thị Lảng năm 2003 cho biết: tỷ lệ lá của giống Florida (43,3%) và Madagasca (33,3%). Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của họ.
Cỏ voi cũng như một số giống cỏ khác, tỷ lệ lá cao là một đặc điểm tốt. Phần lá có giá trị dinh dưỡng cao và khả năng tiêu hoá phần lá cũng tốt hơn phần thân.
Mùa khô, khi tưới với lượng nước như vậy thì cả 3 giống cỏ voi phát triển tốt không thua kém mùa mưa, tuy nhiên giống Madagasca phát triển kém hơn.
 

3.2 Năng suất trung bình của 3 giống cỏ Voi trong mùa mưa và mùa khô có tưới

 

Bảng 3a. Năng suất chất xanh, chất khô, và protein (tấn/ha/lứa cắt)

Chỉ tiêu

 
Mùa mưa
 
Florida
Madagasca
King grass
Năng suất chất xanh
32,15a ± 1,03
32,02a ± 1,10
30,52a ± 1,10
Năng suất chất khô
5,75a ± 0,85
5,54a ± 0,76
5,31b ± 0,78
Năng suất protein
0,72a ± 0,23
0,63a ± 0,25
0,61b ± 0,31

 

 

Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thì sai khác ở mức P<0,05

 

 

Số liệu phân tích tại phòng thí ngh ệm cơ sở II của RRTC

 

Mùa mưa thu cắt được 4 lứa với năng suất trung bình của cỏ King grass là thấp nhất (30,52 tấn/lứa/ha). Năng suất của 2 giống Florida và Madagasca tương đương nhau (32 tấn). Năng suất chất xanh của giống Forida ở cả 2 mùa tương đối cao (32,15 – 29,56 tấn/ha/lứa). Chứng tỏ giống voi Florida có khả năng thích nghi với điều kiện đất và khí hậu ở đây.
Mùa khô giống Madagasca phát triển kém và cho năng suất thấp hơn giống Florida (thấp hơn 4,42 tấn/ha/lứa cắt). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cho thấy khả năng thích nghi của giống Madadgasca trong mùa khô hạn kém hơn giống Florida.
Bảng 3b. Năng suất chất xanh, chất khô và protein (tấn/ha/lứa cắt)

Chỉ tiêu

 
Mùa khô
 
Florida
Madagasca
King grass
Năng suất chất xanh
29,56a ± 1,12
25,14b ± 1,05
25,1b ± 1,12
Năng suất chất khô
5,56b ± 0,97
4,10a ± 0,82
5,26b ± 0,86
Năng suất Protein
0,65b ± 0,36
0,45a ± 0,27
0,63b ± 0,31

 

 

Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thì sai khác ở  mức P<0,05

 

Với lượng nước tưới như vậy cho cả 3 giống cỏ voi trong mùa khô thì cả năm cắt được 9 lứa. Năng suất trung bình cả năm đạt 220-290 tấn/ha. Khi không đủ nước tưới vào mùa khô thì cả năng thu hoạch được 5 lứa và năng suất chỉ đạt 125-160tấn/ha.
Nghiên cứu ở Hà Nội của Lê Hoà Bình cho thấy năng suất chất xanh của giống cỏ Florida (21,20 tấn/ha/lứa cắt), giống Madagasca (20,90 tấn/ha/lứa cắt) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
 

3.3 Thành phần hoá học của giống cỏ voi Florida, Madagasca và King grass

 

Bảng 4a.Thành phần hoá học của 3 giống cỏ voi (35 ngày tuổi sau khi cắt)

Chỉ tiêu

 
Mùa mưa
 
Florida
Madagasca
King grass
Vật chất khô (%)
17,90a ± 1,25
17,30a ± 1,35
17,41a ± 1,47
Protein thô (%)
12,65a ± 0,75
11,35b ± 0,86
11,05b ± 0,65
Xơ thô (%)
29,65a ± 1,46
29,00a ± 1,35
30,06a ± 1,24
Mỡ thô (%)
2,55a ± 0,64
2,41a ± 0,58
1,78b ± 0,63
Khoáng (%)
9,23a ± 1,02
9,02a ± 0,92
6,48b ± 0,95

 

 

Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thì sai khác ở  mức P<0,01

 

Nhìn chung, vào mùa mưa thì vật chất khô của 3 giống cỏ nói trên không có sự sai khác.
Kết quả bảng 4a còn cho thấy giống cỏ Florida có hàm lượng protein (12,65%), mỡ thô (2,55%) và khoáng (9,23%) là cao hơn 2 giống Madagasca và King grass.
Điều đáng chú ý là trong cả 2 mùa giống cỏ voi King grass có hàm lượng khoáng (6,48 – 6,78%) thấp hơn 2 giống cỏ voi mới. Hàm lượng khoáng tuy chiếm tỷ lệ ít trong thức ăn xanh nhưng rất cần thiết cho sự phát triển của gia súc.
Bảng 4b. Thành phần hoá học của 3 giống cỏ voi (35 ngày tuổi sau khi cắt)

Chỉ tiêu

 
Mùa khô (có tưới)
 
Florida
Madagasca
King grass
Vật chất khô (%)
18,81a ± 0,78
17,35a ± 0,91
18,45a ± 1,02
Protein thô (%)
12,45a ± 0,81
11,45b ± 0,72
11,56b ± 0,68
Xơ thô (%)
29,65a ± 1,35
30,15a ± 1,37
31,02a ± 1,32
Mỡ thô (%)
2,18a ± 0,56
2,38a ± 0,66
1,97b ± 0,56
Khoáng (%)
9,21a ± 0,64
8,91a ± 0,58
6,78b ± 0,63

 

 

Các số trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau thì sai khác ở mức P<0,01

 

Mùa khô khi có tưới nước thì vật chất khô của 2 giống cỏ mới dao động 17,35-18,81% và không có sự khác biệt so với giống đối chứng. Hàm lượng protein thô từ 11,54-14,45%; xơ thô từ 29,65-30,15%. Như vậy một số thành phần hoá học cơ bản của 2 giống cỏ voi mới có sự khác biệt so với giống cỏ King grass nhưng không đáng kể.
Kết quả này tương đương với số liệu đã công bố về cỏ voi giống King grass (Đinh Văn Cải và ctv, 2004).
Nhìn chung cỏ voi cắt ở 35 ngày tuổi có hàm lượng chất xơ tương đối thấp, điều này có lợi cho tiêu hoá thức ăn của gia súc, giúp cho gia súc ăn được nhiều hơn.
 

3.4 Khả năng lưu gốc của các giống trong mùa khô không tưới

 

Bảng 5. Khả năng lưu gốc của các giống cỏ (%)

Giống cỏ

 
Số cây sống cuối mùa mưa
Số cây tái sinh lại qua mùa khô
% lưu gốc
Penisetum purpureum Florida
102
72
70,58
Penisetum purpureum Madagasca
98
48
48,98
Penisetum purpureum King grass


Nguồn: giasuclonrrtc.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác