Sữa Việt Nam

FrieslandCampina Việt Nam trao sữa cho học sinh gần 500 ngôi trường

(VTC News) - Tiếp nối thành công của chương trình 2 triệu ly sữa đến với trẻ em vùng nông thôn trong năm 2013, năm nay nhãn hàng Cô Gái Hà Lan của Công ty FrieslandCampina Việt Nam tiếp tục hành trình mang dinh dưỡng đến cho trẻ em của gần 500 ngôi trường trên cả nước.

 Song song với việc trao tặng sữa, công ty còn tổ chức những ngày hội dinh dưỡng để thăm khám, kiểm tra về sự phát triển và tư vấn cho các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ. 

FrieslandCampina Việt Nam trao sữa cho học sinh gần 500 ngôi trường
Mang dinh dưỡng đến cho trẻ em của gần 500 ngôi trường ở vùng nông thôn 


Đặc biệt, trong năm nay công ty còn phối hợp với Trung ương Hội phụ nữ để tổ chức tư vấn và cung cấp kiến thức dinh dưỡng nuôi con cho 591 chi hội phụ nữ địa phương với sự tham gia của gần 200.000 bà mẹ. Thiết thực hơn, Cô Gái Hà Lan còn phát triển thêm chương trình với tên gọi “Về ăn cơm” trên radio như là một diễn đàn tương tác giữa cha mẹ với các chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng nhằm chia sẻ những vấn đề dinh dưỡng, những vướng mắc trong thực tế cuộc sống để am hiểu hơn cách nuôi dạy con phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. 

Hành trình  mang dinh dưỡng đến cho trẻ em vùng nông thôn thể hiện cam kết hướng tới cộng đồng của Công ty FrieslandCampia Việt Nam trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe, tầm vóc cho trẻ em Việt Nam và nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho phụ huynh ở ở vùng sâu vùng xa. 

Tại Việt Nam, theo kết quả SEANUTS, suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là một vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Khảo sát cũng cho thấy có hơn 50% trẻ em được xem là thiếu vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng của trẻ em nói chung và ở các vùng nông thôn nói riêng vẫn là một thách thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Đồng hành cùng hành trình dinh dưỡng do nhãn hàng Cô Gái Hà Lan thực hiện mới thấy được những vùng quê nghèo “khát” thông tin. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sống khó khăn cùng với việc thiếu hụt thông tin nên những bậc cha mẹ cũng không quan tâm đến việc nuôi dưỡng con cái như thế nào cho đủ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của trẻ về mặt thể chất lẫn tinh thần.  Như chị Hà Thị Tho, xã Hoàng Ninh, tỉnh Bắc Giang, chia sẻ: “Kinh tế khó khăn, cố gắng lắm tôi mới lo được cho mấy đứa nhỏ đầy đủ ngày 3 bữa. Mà tôi cũng không biết con mình đang thiếu chất nào, cần bổ sung ra sao nên đành chịu.” 

Cung cấp kiến thức dinh dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm, tâm lý, kỹ năng trong việc nuôi dạy con cái, cân bằng dưỡng chất phù hợp với từng lứa tuổi phát triển của trẻ là những tiêu chí mà công ty phối hợp với Trung ương Hội phụ nữ thực hiện trong năm nay. 

Chia sẻ về hoạt động mang ý nghĩa thiết thực này, chị Thân Thị Hoa - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hoàng Ninh, tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đây là chương trình tư vấn về kiến thức dinh dưỡng đầu tiên đến với một xã xa xôi và còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin như xã Hoàng Ninh của chúng tôi. Cá nhân tôi cũng như các chị em phụ nữ ở đây rất vui mừng vì thông qua chương trình, chúng tôi đã hiểu hơn về một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như thay đổi những quan điểm sai lầm trong cách chăm sóc con của mình trước đây. Hy vọng, chương trình sẽ ngày một mở rộng hơn, đến được với nhiều địa phương hơn nữa. Chắc chắn, ý nghĩa của chương trình sẽ được cộng đồng ghi nhận và phát huy”.

Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam chia sẻ: ”Thông qua hành trình mang dinh dưỡng đến cho trẻ em vùng nông thôn cũng như cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho các  bậc phụ huynh, chúng tôi mong muốn chung tay góp sức cùng xã hội giảm bớt những gánh nặng về dinh dưỡng mà Việt Nam đang đối mặt dường như là mâu thuẫn: rất nhiều trẻ em bị thiếu cân nhưng đồng thời  càng nhiều trẻ em đang trở nên  béo phì mỗi năm.”

Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác