Sữa Việt Nam

Công nghệ cao trong chăn nuôi bò, thu hoạch sữa của Cô Gái Hà Lan

Bò được theo dõi sức khỏe trên điện thoại, hạn chế stress; sữa làm lạnh trong 45-60 phút để tránh nhiễm khuẩn, kiểm tra kỹ trước khi về nhà máy.

 Đến thăm hộ nông dân tham gia Chương trình Phát triển ngành sữa ở nhiều địa phương trên cả nước, thấy những vùng cỏ chất lượng cao, đàn bò khỏe mạnh và nguồn sữa tươi dinh dưỡng, đại diện Cô Gái Hà Lan càng tin hơn vào hướng đi của mình.

 

Ra đời nhằm giải quyết các khó khăn của hộ nông dân khi chăn nuôi bò sữa theo hình thức cá nhân, chương trình đã xây dựng mô hình canh tác tập trung quy mô lớn. Từ đó đem đến hiệu quả kinh tế cao cho nông dân lẫn doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững.

 

Hiện đại hóa hoạt động chăm sóc bò của nông dân

 

Những người nông dân sở hữu ít đất đai và vốn đầu tư hạn chế được tiếp cận mô hình chăn nuôi nông hộ kiểu mẫu, giúp mở rộng quy mô đàn bò lên 10-30 con từ số lượng ban đầu 3-4 con.

 

Trang trại trong Chương trình Phát triển ngành sữa luôn được kiểm tra, đánh giá bởi các cơ quan độc lập, hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ; trên các tiêu chí: chuồng trại, thức ăn, nước uống và điều kiện vệ sinh. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng, dễ vệ sinh, sử dụng tối đa diện tích xây dựng (8-10m2 cho một con bò), tối ưu hóa quỹ đất hiện có để trồng thức ăn thô xanh.

 

Khi tham gia Chương trình Phát triển ngành sữa, người nông dân được hỗ trợ về công nghệ và kiến thức chăn nuôi hiện đại.

Khi tham gia Chương trình Phát triển ngành sữa, người nông dân được hỗ trợ về công nghệ và kiến thức chăn nuôi hiện đại.

 

Đàn bò sữa được khuyến khích chăn thả ngoài trời với ít nhất 6 giờ mỗi ngày, tối thiểu 120 ngày chăn thả ngoài trời trong một năm (đối với trang trại lớn). 300.000 con bò, mỗi con đều được gắn một nhãn màu vàng vào tai tương ứng với một mã số nhằm theo dõi tình trạng thức ăn, lượng sữa và sức khỏe trong quá trình cho sữa.

 

Tháng 9/2018, phần mềm quản lý đàn bò My dairy farm bắt đầu đưa vào sử dụng, người nông dân có thể cài đặt trên điện thoại, hàng ngày cập nhật dữ liệu và theo dõi tình trạng đàn bò.

 

Những thông tin về sức khỏe, thể trạng bò, chất lượng sữa được số hóa để dễ quản lý và truy xuất khi cần thiết.

Những thông tin về sức khỏe, thể trạng bò, chất lượng sữa được số hóa để dễ quản lý và truy xuất khi cần thiết.

 

Các nhóm tự quản, tổ hợp tác... cũng được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả trong khâu tổ chức đầu vào, đảm bảo chất lượng sữa, tiết kiệm chi phí, liên kết với các trại bò tại địa phương.

 

Nhiều kỹ thuật trong chăn nuôi được ứng dụng, như trồng mới giống cỏ hamil với năng suất tươi 250 tấn một năm, hiệu suất sử dụng đến 98%. Xây dựng hệ thống quạt và phun mưa làm mát không khí chuồng, giúp bò không bị stress do nhiệt độ cao. Chất thải của bò được sử dụng để tạo khí sinh học cung cấp nhiệt và ánh sáng cho nông dân; phân bón cho đồng cỏ, cánh đồng ngô.

 

Thông qua chương trình này, nông dân có thể mua nguồn cám hỗn hợp chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần giảm giá thành sản xuất sữa tại trại. Công ty cũng kết nối nông dân với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và thú y, đại lý thức ăn để mua hàng theo nhóm với giá thấp hơn.Kỹ năng khuyến nông, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa được nâng cao qua các buổi tập huấn. Tại đây, các hộ nông dân được huấn luyện kỹ năng gieo tinh nhân tạo, khám thai, gọt móng; cách phát hiện, phòng ngừa, điều trị bệnh cho đàn bò sữa...

 

Kiểm soát nguồn sữa không tạp chất

 

Cô Gái Hà Lan đã xây dựng xây dựng 44 điểm làm lạnh sữa tươi trên toàn quốc cùng hệ thống máy móc kiểm soát, bảo đảm chất lượng sữa tươi từ nông trại đến nhà máy.

 

Bò lấy sữa phải khỏe mạnh, những con bị bệnh luôn được tách biệt nghiêm ngặt. Một ngày, đàn bò được vắt sữa 2 lần, mỗi lần cách nhau 11-13 tiếng. Việc vắt sữa cũng chuẩn bị kỹ với các yếu tố: địa điểm vắt, người vắt, quy trình vắt sữa không thay đổi; tránh gây hoảng sợ cho bò; nên cho bò ăn thức ăn.

 

Trung bình mỗi ngày một con bò có thể cho khoảng 15kg sữa. Tổng lượng sữa các hộ nông dân Việt Nam cung cấp cho Cô Gái Hà Lan khoảng 170 tấn.

 

Khi vắt sữa, nền chuồng phải được dọn dẹp sạch sẽ, bò cũng phải được tắm và dùng khăn sạch lau khô bầu vú.

Khi vắt sữa, nền chuồng phải dọn dẹp sạch sẽ, bò cũng phải tắm và dùng khăn sạch lau khô bầu vú.

 

Tất cả vật dụng dùng trong quy trình vắt, lấy sữa đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, vệ sinh. Thùng đựng sữa phải được tẩy rửa với nước clo, sát trùng cẩn thận; phơi khô trước, trong và sau khi dùng. Xe tải vận chuyển sữa từ điểm thu mua đến nhà máy cũng được hệ thống làm sạch, đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, dịch bệnh.

 

Sữa sau khi lấy sẽ cho vào can nhôm thay vì can nhựa, sau đó đưa về điểm làm lạnh trong vòng 45-60 phút để đảm bảo chất lượng sữa, vì đặc thù dễ nhiễm khuẩn khi tiếp xúc môi trường bên ngoài.

 

Trạm làm lạnh có thiết bị kết nối với hệ thống thông tin của công ty. Nguồn sữa tươi đầu vào được lấy mẫu phân tích và phân loại chất lượng dựa trên những tiêu chí: số lượng tế bào vi khuẩn trong mỗi ml sữa, số lượng tế bào bạch cầu để nhận biết sức khỏe bầu vú của bò, sữa có tạp chất hay không... Khi đảm bảo không tồn tại dư lượng kháng sinh hoặc chất phụ gia độc hại nào, sữa mới đổ vào bể chung.

 

Đại diện Cô Gái Hà Lan cho biết, việc áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ trong việc chăn nuôi và thu mua sữa không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để đảm bảo nông dân Việt Nam hiểu cách vận hành đúng chuẩn Hà Lan. Chính điều đó đã giúp chất lượng sữa tươi Cô Gái Hà Lan luôn đảm bảo an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam cũng như khắp thế giới.

 

Hoài Nhơn

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác