Sữa Việt Nam

Bí mật hạnh phúc của nông dân Hà Lan

Nguyên tắc "Happy cow, happy farmer" (Bò vui, nông dân vui) có truyền thống bao đời nay là động lực giúp người nông dân Hà Lan sống hạnh phúc và lao động hăng say.





 



Hà Lan được xem là đất nước hạnh phúc của người nông dân. Trong tác phẩm "Cuộc sống thuở ban đầu và truyền thống của Hà Lan" do Kathleen Phillips Sciarello chấp bút, trở thành người nông dân hạnh phúc là mong ước bấy lâu của nhân vật Willie Fesmire và nhiều gia đình Hà Lan khác.

 

Nếu nông dân Pháp vui nhờ vườn nho, Thái Lan có lúa gạo, Đức có lúa mì... thì bí mật hạnh phúc của nông dân Hà Lan là đàn bò sữa. Một con bò sữa Hà Lan sản xuất 8.000-10.000 lít sữa mỗi năm và mang về nguồn tài chính dồi dào cho các chủ nông trại.

Năng suất cho sữa phù thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng, sinh lý và tâm lý của bò. Vì vậy, ngoài thức ăn, các chủ nông trại thường quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố chuồng trại, nghỉ ngơi, giấc ngủ... để đảm bảo bò có cuộc sống thoải mái nhất. Thậm chí, một nửa số nông trại, tương đương với gần 19.000 con bò sữa tại Hà Lan sử dụng robot để vắt sữa, đảm bảo bò không đau, dòng sữa nguyên liệu vệ sinh và năng suất cao.

Alex nhận thấy rằng, làm chủ những trang trại rộng lớn kéo dài từ Bắc chí Nam và đàn bò giống cao sản Holstein Frisian nổi tiếng thế giới cũng là niềm tự hào của nông dân Hà Lan. Nguyên tắc "Happy cow, happy farmer" (Bò vui, nông dân vui) bao đời nay không chỉ khiến họ sống hạnh phúc, đảm bảo thu nhập mà còn lao động hăng say. Ông Wim Van Ittersum, chủ một trang trại ở Masterbrock (Hà Lan) giải thích, chỉ khi bò được ăn no và đủ đạm, đủ sức khỏe để cho sản lượng sữa mong muốn thì người nông dân mới vui.Alex Hà, một du học sinh Việt tại Hà Lan lấy làm thú vị khi quan sát những người nông dân, kiêm ông chủ nông trại nơi đây dành tình yêu cho bò sữa. Bò được coi như một thành viên trong gia đình, được cung cấp chế độ dinh dưỡng đặc biệt, cỏ ủ chua, ngủ nệm êm, nghe nhạc thính phòng, tắm 3 lần mỗi ngày và thư thái rong chơi giữa trang trại bạt ngàn... Nhờ đối đãi tốt, giống bò cao sản của Hà Lan thường cho năng suất và chất lượng sữa cao.

H2-4-9131-1428568536.jpg

Bò Hà Lan có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo sản lượng sữa. Ảnh: FrieslandCampina.

Cùng với đàn bò, sữa từ lâu đã trở thành biểu tượng của Hà Lan, bên cạnh cối xay gió và hoa tuy-líp. Vào thế kỷ 18, khi nhiều quốc gia còn chưa biết đến khái niệm bò sữa, thì Hà Lan đã sở hữu các nhà máy sản xuất sữa theo quy trình khép kín, tuyển chọn nghiêm ngặt nguồn sữa đầu vào cho đến khâu bảo quản và vận chuyển. Không phải là ngẫu nhiên mà người Hà Lan có tầm vóc cao so với nhiều nước trên thế giới. Với tiêu chí sản xuất “Xây nền sức khỏe, gắn kết gia đình”, các doanh nghiệp và nông dân nước này luôn coi trọng chất lượng dòng sữa, thứ thức uống góp mặt trong bữa sáng cùng bột ngũ cốc, nhâm nhi bữa xế với bánh kẹp quế truyền thống và ăn cùng các món chính trong bữa tối.

Năm 1871, mô hình hợp tác xã nuôi bò sữa đầu tiên được hình thành từ sáu người nông dân. Sau 140 năm nhân rộng và phát triển trên khắp Hà Lan, hợp tác xã nhỏ lẻ nay trở thành một trong 5 tập đoàn sữa quốc tế lớn nhất thế giới mang tên Royal FrieslandCampina. Mỗi năm, Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) và FrieslandCampina đều tổ chức các khóa huấn luyện chăn nuôi bò sữa cho nông dân khắp thế giới, đặc biệt các nước Đông Nam Á. Khóa đào tạo nhằm mục đích nhân rộng mô hình sản xuất hiện đại, các phương thức chăm sóc tiên tiến và truyền đi niềm hạnh phúc của nông dân Hà Lan.

Tại Việt Nam, FrieslandCampina không ngừng hỗ trợ chuyển giao và thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho người nông dân trong hơn 18 năm qua. Ngoài ra, tập đoàn còn tổ chức các chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa, cuộc sống và con người xứ sở cối xay gió.

Ngày hội Nông trại Hà Lan do nhãn hàng Dutch Lady, thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức từ ngày 15/4 đến ngày 19/4 tại công viên Lê Văn Tám (quận 1, TPHCM).

 

 

 

An San

Nguồn: vnexpress.net
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác