Sữa Thế giới

Ứng dụng “quản gia” công nghệ của đại gia đình nông dân Cô gái Hà Lan

“My Dairy Farm là hệ thống được chuẩn hóa, dành riêng cho nông hộ hợp tác với Cô Gái Hà Lan, giúp các hộ chăn nuôi theo dõi toàn diện đàn bò, nhờ ứng dụng này mà các hộ bò sữa bớt vất vả.

 Tự động hóa là một phần câu chuyện đằng sau sự thành công của “gia đình nông dân” Cô gái Hà Lan tại Việt Nam. Nhiều năm trước, phần lớn nông hộ tại Việt Nam chăn nuôi bò sữa theo hình thức tự phát và chưa bài bản, trong đó,  có anh Trường - chị Ái (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng). Nhớ lại hình ảnh can đựng sữa bằng nhựa 20 lít, những lần theo dõi chu kỳ sinh nở của bò bằng giấy bút, anh Trường không nghĩ sẽ có ngày mình thảnh thơi như bây giờ.


*Từ “vị quản gia biết tuốt”


Trang trại 1 ha vỏn vẹn vài cô bò ban đầu giờ đã nâng tổng số lên 30. Thế nhưng, công việc của anh Trường, chị Ái không những không tăng lên, mà còn có phần “rảnh rang” nhờ sự hỗ trợ của hệ thống My Dairy Farm - ứng dụng mà chị Ái gọi vui là “vị quản gia biết tuốt” của nông trại. Từ khi hợp tác với Cô Gái Hà Lan, anh chị được trang bị kỹ năng, công nghệ để thực hành quy trình chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn châu Âu.

 

Mỗi buổi sáng, sau khi đàn bò no cỏ và thoải mái nghỉ ngơi, chị Ái sẽ dành vài phút để truy cập ứng dụng My Dairy Farm. Chỉ vài thao tác đơn giản, chị có thể biết được cô bò nào chuẩn bị đến kỳ sinh nở, khẩu phần ăn, thể trạng chi tiết… qua số hiệu được cấp riêng cho từng vật nuôi. Với những cô bò ốm, ứng dụng này trở thành “sổ y bạ” cung cấp lịch sử điều trị cho bác sĩ thú y, giúp việc chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả hơn.

 

“My Dairy Farm là hệ thống được chuẩn hóa, dành riêng cho nông hộ hợp tác với Cô Gái Hà Lan, giúp theo dõi toàn diện đàn bò. Nhờ ứng dụng này mà gia đình tôi bớt vất vả.”, chị Ái bộc bạch.

 

Khác với những ứng dụng nông nghiệp thông thường, My Dairy Farm được thiết lập và điều chỉnh dựa trên các nghiên cứu của chuyên gia Cô Gái Hà Lan về đặc điểm quy mô, hình thức vận hành trang trại tại Việt Nam. Ứng dụng dành cho nông trại quy mô hộ gia đình (dưới 60 con bò sữa), với hai tính năng nổi bật là tăng hiệu quả quản lý kinh tế trang trại và theo dõi chất lượng sữa.


Trước đây, việc theo dõi tình trạng sinh sản của bò bằng sổ sách phát sinh nhiều bất cập, dễ nhầm lẫn dẫn đến khoảng cách 2 lứa đẻ kéo dài… Khi ứng dụng My Dairy Farm được đưa vào sử dụng, người nông dân có thể theo dõi thời gian thụ thai cũng như cân đối dinh dưỡng cho bò sữa trong giai đoạn sinh nở. Bên cạnh thông tin dinh dưỡng và sức khỏe, các dữ liệu như "sơ yếu lý lịch", lịch tiêm vaccine… cũng được số hóa để chủ nông hộ dễ dàng theo dõi 24/7.

 

*Những trợ lý 4.0 đắc lực

 

Nếu lúc trước, việc giao nhận sữa tại các điểm làm lạnh được thực hiện thủ công bằng giấy bút thì giờ đã số hóa với “nhật ký điện tử” trên thẻ mã vạch. Từ ngày có chiếc thẻ nhỏ gọn, chủ nông hộ không còn “cắp sổ” đến điểm làm lạnh và chờ nhân viên Cô Gái Hà Lan ghi chú lượng sữa, thời gian giao nhận, cũng chẳng lo lắng số cân sữa bị sai sót trong quá trình viết tay. Thủ tục giao sữa diễn ra nhanh gọn chỉ với hai lần “quẹt thẻ”. Số liệu sữa thu mua mỗi ngày được chuyển lên hệ thống để nông dân truy cập mọi lúc mọi nơi.

 

Để đảm bảo chất lượng sữa, mỗi lúc rảnh rỗi, anh Trường - chị Ái lại vào website cogaihalan.com để tìm hiểu thông tin về chất lượng sữa hiện tại của trại. Cả hai cũng bày tỏ sự hào hứng với những kiến thức tự học qua điện thoại, máy tính hay tại các lớp học, buổi trao đổi với chuyên gia của hãng.

 

Cô Gái Hà Lan không chỉ mở ra cầu nối để nông hộ Việt tiếp cận các bậc thầy ngành sữa xứ sở tulip, mà còn hỗ trợ nông dân số hóa, tự nâng cấp kỹ năng chăn nuôi và áp dụng vào quy trình khép kín tại trang trại.
Trang web của nhãn sữa chính là “từ điển” cho các nông hộ hợp tác, cung cấp thông tin hữu ích về cách đảm bảo chất lượng, giá sữa, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi… Bằng việc sử dụng công nghệ, nông dân Cô Gái Hà Lan có thêm kiến thức, kỹ năng và dành thời gian chăm sóc đàn bò bằng tất cả tâm huyết.

 

Tại Việt Nam, anh Trường, chị Ái và hơn 2.500 nông dân có trang trại tại Long An, Lâm Đồng, Củ Chi, Hà Nam, Vĩnh Phúc… đã gắn bó cùng Cô Gái Hà Lan suốt nhiều năm. Không chọn cách sở hữu trang trại riêng như những công ty sữa khác, Tập đoàn FrieslandCampina đưa mô hình “đại gia đình nông hộ” về Việt Nam và duy trì sự gắn kết thông qua việc chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò sữa chuẩn châu Âu suốt 25 năm qua.

 

Cách làm này đã tạo nên chất lượng đồng nhất toàn cầu cho các sản phẩm của hãng, truyền lại di sản được chắt lọc 150 năm của nông dân Hà Lan cho nông hộ ngoài xứ sở tulip, trong đó có Việt Nam.

 

Sữa Cô Gái Hà Lan là sản phẩm thuộc Tập đoàn FrieslandCampina – Top 3 Tập đoàn Thực phẩm và Thức uống lớn nhất thế giới với triết lý "Nuôi dưỡng từ thiên nhiên". Suốt 25 năm phát triển tại Việt Nam, đến nay, mỗi ngày có 4 triệu đơn vị sản phẩm sữa chất lượng cao, an toàn, thuần khiết và dinh dưỡng cân bằng, góp phần xây dựng cuộc sống khỏe mạnh cho người Việt./.

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác