Sữa Thế giới

Cái giá đắt đỏ cho ngành chăn nuôi bò sữa ở New Zealand

Tính đến năm 2016, New Zealand xuất khẩu khoảng 95% số sữa sản xuất được, đem về 12,4 tỷ USD New Zealand.

New Zealand là quốc gia nổi tiếng với ngành chăn nuôi bò sữa và nước này đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực trên, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng sữa sản xuất trên toàn cầu. Có lịch sử lâu đời từ năm 1875, ngành chăn nuôi bò sữa của New Zealand hiện chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của nước này và là lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất nước.

Tính đến năm 2016, New Zealand xuất khẩu khoảng 95% số sữa sản xuất được, đem về 12,4 tỷ USD New Zealand.

Dẫu vậy, mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa đang khiến người dân cũng như cử tri nước này ngày càng bất bình dù chúng đem lại lợi nhuận cũng như việc làm. Báo cáo năm 2013 cho thấy 605 nguồn nước của New Zealand đã không còn đủ an toàn cho người dân sử dụng. Nếu trước đây những dòng sông tại New Zealand đủ an toàn để người dân tự do bơi lội thì giờ đây tình trạng ô nhiễm đang khiến mọi người phải dè chừng.

 

Chặt rừng cho chăn nuôi làm xói mòn đất, ách tắc dòng sông
Chặt rừng cho chăn nuôi làm xói mòn đất, ách tắc dòng sông

Cái giá của ngành chăn nuôi

Tổng dân số của New Zeland chỉ vào khoảng 4,7 triệu người nhưng số bò chăn nuôi lên tới 6,6 triệu con. Điều này khiến New Zealnd có những đồng cỏ xanh mượt tuyệt đẹp nhưng cũng gây rác rối cho chính phủ. Chất thải của lượng lớn những con bò này không được xử lý hết và chúng làm ô nhiễm nặng môi trường nơi đây.

Phân của những con bò mặc dù khiến đồng cỏ trở nên tươi tốt hơn nhưng chúng cũng ngấm vào đất và nguồn nước. Chúng chứa nhiều loại vi khuẩn như E.Coli và có thể ngấm qua đất, nước rồi lây lan cho cơ thể con người. Năm 2016, 3 trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở New Zealand do lây nhiễm vi khuẩn Campylobacter. Những nghiên cứu của chính phủ cũng cho thấy người dân New Zealand dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Campylobacter nhiều gấp 2 lần so với người Anh và 3 lần so với người Australia hay Canada.

Trong khi đó, nước tiểu của loài bò chứa rất nhiều Ni tơ, qua đó kích thích sự phát triển của những loài vi sinh hay tảo độc hại rồi ngấm vào nguồn nước.

Tồi tệ hơn, người dân New Zealand lại ưa thích sử dụng phân bón chứa Ni tơ nhằm kích thích đồng cỏ phát triển, qua đó nuôi được nhiều bò trên một diện tích đất hơn và làm ô nhiễm thêm nguồn nước.

Từ lâu, nguồn nước ở New Zealand đã được mệnh danh là sạch khi chỉ cần xử lý qua để có thể uống, nhưng những khảo sát của chính phủ gần đây cho thấy điều này không còn đúng. Tại vùng Canterbury, một trong những khu vực chăn nuôi lớn và ô nhiễm nhất New Zealand, chính phủ đã khuyến cáo người dân nên lọc nước máy trước khi sử dụng bởi nguồn nước ô nhiễm tại đây có thể gây ra hội chứng “Xanh da trời” (Blue Baby Syndrome). Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi hàng loạt những con chó tại vùng này bị chất do ngộ độc nước.

Không dừng lại ở đó, việc loài tảo phát triển trong nguồn nước nhờ phân và nước tiểu của loài bò cũng gây rối loạn cho hệ thống động thực vật tại đây. Tảo là loài hút oxy nên chúng sẽ cạnh tranh nguồn oxy trong các con sông, qua đó làm các loài động thực vật khác bị nghẹt thở. Các báo cáo của chính phủ cho thấy gần ¾ số loài cá nước ngọt ở New Zealand đang bị đe dọa môi trường sống.

Bên cạnh đó, dù có mùa mưa nhưng việc các nông dân sử dụng quá tải nguồn nước để tưới tiêu cho đồng cỏ đang khiến lưu lượng nước ở các con sông bị ảnh hưởng, qua đó tác động xấu đến hệ thống sinh thái. Một bản nghiên cứu gần đây cho thấy việc chăn nuôi cho 2.000 con bò đã tiêu tốn lượng nước tương đương với 60 triệu người dân, bằng tổng dân số của London, New York, Tokyo, Los Angeles và Rio de Janeiro cộng lại.

 

Chất thải của bò sữa làm ô nhiễm nguồn nước
Chất thải của bò sữa làm ô nhiễm nguồn nước

Hơn nữa, việc chặt phá rừng nhằm tạo khu vực chăn nuôi đã gây xói mòn, đẩy lớp đất xuống các dòng sông khi mưa xuống và gây ách tắc dòng chảy.

Đầu năm 2017, những người dân vùng Canterbury đã phải giải cứu cá và lươn ở những vũng nước, nơi trước đây là dòng sống Selwyn sau khi hạn hán và sử dụng tưới tiêu quá mức đã khiến con sông bị cạn.

Cứu vớt môi trường

Trước thực tại này, nhiều hãng sữa tại New Zealand đang cố gắng cứu vớt môi trường. Các chủ trang trại được huy động để rào hàng nghìn km đường sông nhằm ngăn chặn đàn gia súc lội xuống làm ô nhiễm. Các cây trồng cũng được trồng dọc bờ sông nhằm tránh tình trạng ăn mòn. Một số trang trại thậm chí còn áp dụng các kỹ thuật tưới bón mới nhằm hạn chế sử dụng nước hay khí Ni tơ.

 

Đầu năm 2017, chính phủ New Zealand đã đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2040 làm sạch 90% các con sống, khiến người dân có thể tự do bơi lội mà không phải lo ngại dính bệnh.

Ngoài việc bảo vệ nguồn nước, chính phủ New Zealand cũng đang cố gắng hoàn thành hiệp định môi trường Paris. Báo cáo đầu năm nay cho thấy nước này cần cắt giảm số bò sữa và trồng thêm cây nhằm giảm 11% khí thải nhà kính từ nay đến năm 2030.

Trong khoảng 1990-2013, New Zealand đã tăng 100% số lượng bò sữa chăn nuôi lên 6,48 triệu con, qua đó làm tăng 14% chất thải nông nghiệp trên cả nước.

Đích thân Bộ trưởng nông nghiệp Damien O’Connor đã phải thừa nhận dù ngành sữa của New Zealand có tương lai sáng lạng nhưng quốc gia này đã đạt đỉnh về số lượng bò sữa chăn nuôi và cần cắt giảm để bảo vệ những lợi ích khác.

AB

Theo Thời Đại

 

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác