Stress nhiệt và các giải pháp làm mát cho bò sữa

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS NHIỆT LÊN SINH LÝ - SINH SẢN BÒ LAI HƯỚNG SỮA (HF) VÀ BÒ HÀ LAN THUẦN NHẬP NỘI NUÔI TẠI KHU VỰC PHÍA NAM - P1

Khu vực thành phố Hồ Chí minh có nhiệt độ trung bình năm 28,3 độ C và ẩm độ 73,3%, giá trị THI (Temperature Humidity Index) trung bình đạt 79,3, cao nhất là 93,76%. Khả năng chống chịu nóng ẩm bò F1>F2>F3>HF thuần. Khi THI chuồng nuôi từ 82 trở lên các nhóm bò thuần HF và bò lai HF năng suất cao (>= 15kg/ngày) thể hiện dấu hiệu stress nhiệt rất rõ. Giải pháp đơn giản khắc phục tress nhiệt là thiết kế chuồng nuôi thông thóang và sử dụng quạt gió công suất cao để làm mát cho bò. Phun nước vào chuồng sẽ làm tăng thêm ẩm độ vì vậy không làm giảm THI chuồng nuôi.

1. Đặt vn đề

Những nước, những khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới đều gặp khó khăn khi nuôi bò HF đặc biệt là những bò thuần nhập từ ôn đới. Nhiệt độ và ẩm độ môi trường cao làm cho con vật khó duy trì được thân nhiệt và gây ra strees nhiệt.. Đã có nhiều nghiên cứu rất sớm về stress nhiệt ở bò sữa HF thuần nuôi tại xứ nóng  Moule GR (1954); Dutt RH (1963); Roberts và CTV (1971); Stott GH và ctv (1972); Collier RJ và ctv (1980); Thatcher WW (1984); Flamenbaum I và ctv (1995); Wolfenson D và ctv (1995), Gelsert RD (1988); Mayer DG, Drost M (1999)…. Năm 1990 Dr. Frank Wiersma (trường đại hoc Arizona) đã đưa ra chỉ số kết hợp ẩm độ, nhiệt độ môi trường là THI (temperature-humidity index) và chỉ ra rằng khi giá trị THI từ 72 trở lên là bò HF đã có dấu hiệu stress nhiệt.

 Việt Nam vào những tháng nắng nóng, nhiệt độä và ẩm độ cao (trung bình là 27 oC và ẩm độ 80%) là trở ngại lớn đối với bò sữa. Trong khi đàn bò sữa tiếp tục tăng cao máu HF và gần đây chúng ta nhập nội hàng nghìn bò sữa thuần, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của stress nhiệt lên bò sữa. Báo cáo này là kết quả bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông qua chỉ số THI đến một số chỉ tiêu sinh lí và sinh sản của bò sữa nuôi tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ni dung và phương pháp nghiên cu

45 bò lai HF trong đó 15 con F1 (50%HF); 15 con F2 (75%)HF và 15 con F3 (87,5%)HF tại 4 trại chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và Long Thành (Đồng Nai) và 40 con bò HF thuần nhập từ Uùc (tháng 8/2002) nuôi tại trại An Phú thuộc công ty bò sữa thành phố Hồ Chí Minh được chọn để theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm từ tháng 10/2001 đến hết tháng 12/2003.

Trong nội dung: Khảo sát điều kiện môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến các chỉ tiêu sinh lý và sản xuất sữa. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:  Đo nhiệt độ, ẩm độ môi trường ngoài và trong chuồng nuôi đồng thời với đo nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở để tìm mối quan hệ giữa THI với các chỉ tiêu sinh lí và năng xuất sữa của bò. Chỉ số THI (temperature-humididy index) tính theo công thức của Dr. Frank Wiersma (1990). Số liệu được thu thập tuần 2 ngày, ngày 04 lần vào các thời điểm: 9h, 12h, 15h và 18h. Theo dõi liên tục cả hai muà mưa và muà khô. Sử dụng máy đo thân nhiệt điện tử hiệu Pro Check của Switzerland. Máy đo ẩm độ nhiệt độ hiệu Q.C Passed 4 do Đài Loan sản xuất. Đo nhịp tim (lần/phút) bằng cách dùng tay bắt mạch ở khấu đuôi bò thí nghiệm. Đo nhịp thở (lần/phút) đếm bằng mắt thường thông qua hoạt động lên xuống của hõm hông bò thí nghiệm. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế đặt sâu trong trực tràng bò 5 phút.

Trong thí nghiệm . Nghiên cứu một số biện pháp cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi để khắc phục những ảnh hưởng stress nhiệt đối với của bò sữa. Thí nghiệm tiến hành trên 30 bò thuần HF đang cho sữa tháng thứ 2-3 với sản lượng trung bình 15kg/con/ngày. Sửû dụng biện pháp phun nước trên mái và quạt gió trong chuồng để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi và mối liên hệ của chúng với một số chỉ tiêu sinh lí, sinh sản và sản xuất sữa của bò HF thuần. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân giai đoạn. Giai đoạn 1 có tác động (phun nước và quạt gió), giai đọan 2 không tác động và giai đọan 3 có tác động. Giá trị trung bình của giai đọan 1 và 3 so sánh với giai đọan 2 để so sánh sự sai khác do tác động của yếu tố thí nghiệm. Mỗi giai đoạn là một tháng.

Tiến hành đo nhiệt độ, ẩm độ môi trường bên ngoài vàtrong chuồng nuôi đồng thời theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở vào các thời điểm 12-13h và năng xuất sữa của mỗi cá thể 2 lần trong ngày. Chỉ tiêu sinh San bao gồm: Khoảng cách lứa đẻ; Chu kỳ lên giống; Khoảng cách từ khi sanh đến lần gieo tinh đầu tiên; Khoảng cách từ khi sanh đến lúc đậu thai; Tỉ lệ phối giống/lần đậu thai.

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học phù hợp cho từng phương pháp thí nghiệm

3. Kết qu và tho lun

3.1. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số THI môi trường khu vực miền Đông Nam Bộ

Nhiệt độ, ẩm độ và THI trung bình (tình từ nhiệt độ và ẩm độ trung bình) của 3 địa điểm thành phố Hồ Chí Minh, Bến Cát (Bình Dương) và Long Thành (Đồng Nai) qua 3 năm 2001-2003 được trình bày ở bảng 1. Giá trị THI thấp nhất là 74,6 (tháng 2) và cao nhất là 81,9 (tháng 5). Theo Dr. Frank Wiersma (1990) cho rằng bò HF thuần nuôi tại vùng ôn đới bắt đầu có dấu hiệu stress nhiệt khi giá trị THI đạt từ 72 trở đi. Như vậy, với tháng có THI thấp nhất thì bò nuôi tại Việt Nam vẫn nằm trong khoảng gây stress nhiệt. Số liệu ở bảng 1 chỉ là giá trị trung bình. Nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 38,4oC và ẩm độ 69% (tháng 4/2003-thành phố Hồ Chí Minh) thì giá trị THI lên cao tới 93,76 đây là ngưỡng nguy hiểm đối với bò thuần HF.

Bảng 1. Nhiệt độ, ẩm độ và THI môi trường tại khu vực thí nghiệm

Tháng

Nhiệt độ

Aåm độ

THI

1

27.1

67

76.7

2

25.8

66

74.6

3

28.6

68

79.0

4

30

69

81.2

5

30.5

69

81.9

6

28.9

77

80.7

7

28.9

76

80.6

8

27.7

79

79.1

9

28.1

78

79.6

10

27.9

80

79.6

11

27.8

77

79.0

12

28.1

74

79.1

Bình quân

28.3

73.3

79.3

Mùa khô (12-5)

28.35

68.83

78.8

Mùa mưa (6-11)

28.22

77.83

79.8

(Nguồn: khí tượng thuỷ văn khu vực phía Nam)

 Nhiệt độ trung bình mùa khô cao hơn mùa mưa (0.13oC), ẩm độ trung bình mùa mưa cao hơn (9%) nên THI mùa mưa cao hơn mùa khô (1.01). Như vậy, khí hậu muà mưa như ta vẫn lầm tưởng là mát mẻ là tốt cho bò nhưng với mức ẩm cao vẫn có thể gây ra tình trạng stress nhiệt ở bò sữa. Nhiệt độ và ẩm độ cao nhất ở các tháng mùa mưa được ghi nhận là 35,1oC và 82% vào tháng 10, khi đó giá trị THI đạt tới 91,5. Tuy chưa cao bằng giá trị cao nhất ở mùa khô (93,76) nhưng đã đạt đến mức báo động.

Bảng 2.  Sự chênh lệch ẩm độ, nhiệt độ và THI giữa các thời điểm trong ngày, giữa chuồng nuôi với môi trường

N = 105

9h

12h

15h

18h

Nhiệt độ môi trường (độ C)

30.2

33.4

32.9

29.9

Aåm độ môi trường (%)

77.4

64.5

63.8

74.6

D nhiệt độ

0.7

1.7

1.2

0.1

D ẩm độ

- 5.9

- 13.5

- 15.7

- 6.5

THI môi trường

82.7

85.1

84.2

81.6

THI chuồng nuôi

82.5

85.4

85.0

82.3

(D = chỉ số môi trường – chỉ số chuồng nuôi)

 Sự biến đổi nhiệt độ và ẩm độ trong ngày (bảng 2) cho thấy vào khỏang thời điểm từ 12h-15h nhiệt độ cao hơn thời điểm 9h và 18h. Khi nhiệt độ tăng cao thì ẩm độ giảm thấp, tuy vậy THI vẫn có giá trị cao nhất vào thời điểm giữa trưa. Cần chú ý chống nóng cho bò vào thời điểm này. Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hơn nhiệt độ ngòai trời từ 1,2-1,7 độ nhưng ẩm độ lại cao hơn 13,5-15,7% chính vì vậy mà THI chuồng nuôi cao hơn so với THI ngòai môi trường (85,4>85,1). Điều này cho thấy chuồng trại có ý nghĩa rất quan trọng. Cần thiết kế sao cho chuồng mát và thông thóang để giảm nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi. Chuồng trại không thông thóang và thói quen tắm bò đã làm tăng ẩm độ chuồng nuôi khi trời nóng.

3.2. Ảnh hưởng của môi trường đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò sữa

Sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ và THI của môi trường như bảng 1 và 2 thì các chỉ tiêu sinh lí như nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của bò tương ứng cũng có sự khác nhau theo giờ và theo nhóm giống.

 

Nguồn: vnca.cand.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác