Quản lý chăn nuôi bò sữa

Vệ sinh khai thác sữa

Cần phải chú ý khai thác bò sữa đúng kỹ thuật. KhoÂng quá tận thu, phải cai sữa đúng thời điểm. Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa phải được sử dụng riêng biệt, sát trùng, phơi khô. Khi bò bệnh , phải xử lý thì không được bán sữa cho người tiêu dùng và nhà máy chế biến sữa.Sữa bò bệnh, khi pha chung với sữa các bò khác (không bệnh) sẽ làm giảm chất lượng sữa chung cho cà đàn. Ngưởi chăn nuôi nên tự vắt sữa và có phân công người vắt sữa. Người vắt sữa, chăm sóc bò phải được khám bệnh định kỳ, không mắc bệnh truyền nhiểm. Nơi vắt sữa phải xa nơi chứa thức ăn, hố phân vì sữa rất dễ hấp thu các mùi khác.

 

Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho bò phải sạch, không thối, chua , mốc,  không lẫn các tạp chất như đinh, dây kẽm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bò. Khi bắt đầu mùa mưa,cần chú ý bò dễ bị chướng hơi do ăn nhiều cỏ non. Nước uống cho bò phải sạch sẽ. Tốt nhất là cho uống nước giếng, nước sông, suối tránh các nguồn nước ao tù đọng. Đã có nhiều trường hợp bò chết do uống nước  từ nguồn nước nhiễm độc  các loại  thuốc  trừ sâu .

Vệ sinh thân thể

Bò cần được tắm chải thường xuyên để da bài tiết tốt. Kiểm tra tình trạng ve để xử lý. Có thể sử dụng dung dịch Dipterex 5 o/oo (5 phần nghìn) để phun  trừ ve (khuyến cáo là hạn chế dùng Dipterex vì không an toàn, nhất là cho bê). Hiện nay có một số loại  mới như Bayticol hoặc Asuntol có thể mua tại các cửa hàng thuốc thú y. Chú ý tránh phun thuốc lên cỏ hay thức ăn, có thể gây ngộ độc cho bò. Khi sử dụng thuốc, hoá chất để xử lý, điều trị nên nhờ cán bộ thú y tư vấn để tránh ngộ độc và hiện tượng lờn thuốc.

        Vệ sinh chuồng trại

Chuồng trại cần được giữ  khô ráo, sạch sẽ. Có hố chứa phân xa chuồng. Nên định kỳ 6 tháng /lần tiêu độc chuồng trại bằng vôi sống rắc lên nền chuồng. Hiện nay có một số loại thuốc sát trùng có bán trên thị trường dùng để tiêu độc chuồng trại rất tốt và an toàn . Có thể tham khảo tại các cửa hàng thuốc thú y. Cần bố trí hố sát trùng ở cổng vào trại.

        Tiêm phòng

 

Tiêm phòng là cách gây miễn dịch chủ động cho bò bằng các loại vắc xin. Để tránh  khỏi tổn thất lớn do bò bị bệnh truyền nhiểm, nhất thiết phải tự giác chấp hành tiêm phòng. Đây là biện pháp tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho đàn bò . Đặc biệt là phải  tiêm phòng các bệnh theo đúng pháp lệnh thú y.

 

Vệ sinh khai thác sữa.

Cần phải chú ý khai thác bò sữa đúng kỹ thuật. KhoÂng quá tận thu, phải cai sữa đúng thời điểm. Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa phải được sử dụng riêng biệt, sát trùng, phơi khô.  Khi bò bệnh , phải xử lý thì không được bán sữa cho người tiêu dùng và nhà máy chế biến sữa.Sữa bò bệnh, khi pha chung với sữa các bò khác (không bệnh) sẽ làm giảm chất lượng sữa chung cho cà đàn. Ngưởi chăn nuôi nên tự vắt sữa và có phân công người vắt sữa. Người vắt sữa, chăm sóc bò phải được khám bệnh định kỳ, không mắc bệnh truyền nhiểm. Nơi vắt sữa phải xa nơi chứa thức ăn, hố phân vì sữa rất dễ hấp thu các mùi khác.

 

Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe bò sữa là cho ăn , uống đầy đủ,sạch sẽ; chuồng trại khô ráo thông thoáng; định kỳ tẩy ký sinh trùng ; tiêm phòng đầy đủ và đúng định kỳ theo quy định của cơ quan thú y. Khi bò  có triệu trứng bất thường, nên gọi thú y ngay. Không tự ý bán chạy thú bệnh.

 

 

Nguồn: Công ty TNHH Dairy Việt Nam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác