Góc nhìn chuyên gia

Quy trình sản xuất và chế biến sữa khép kín
Quy trình sản xuất và chế biết sữa khép kín là ước mơ của các Công ty đầu tư trong ngành chăn nuôi bò sữa ở thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng. Có các bước sau:

Bước 1 – Nuôi bò

 

Bò vắt sữa có vốn tập tính điển hình diễn ra hàng ngày ăn, ngủ và nhai lại. Bò ở một số trang trại được thả rông và ăn cỏ tươi (gặm cỏ). Một số trang trại, bò được cho ăn ngũ cốc, cỏ ngô hoặc thức ăn ủ xilô và được nhốt suốt ngày trong các khu nuôi khép kín được gọi là những cơ sở chăn nuôi thâm canh, một vài cơ sở này có thể nuôi tới vài ngàn con.

 

Nhiều trang trại bò sữa lớn sử dụng các hóc môn tăng trưởng và kháng sinh trong quá trình nuôi dưỡng để tăng nhân tạo sản lượng sữa của bò và giảm sự lây nhiễm dịch bệnh giữa các cá thể bò ở trong trại.

 

 

Bước 2 - Vắt sữa

 

Vắt sữa bằng tay

 

Trong quá khứ:

 

Một con bò sẵn sàng để vắt sữa khi bầu vú nó căng đầy. Chủ bò có thể linh động trong thời gian biểu vắt sữa. Thông thường, bò được vắt sữa vào buổi sáng sớm và buổi chiếu muộn. Bò có thể được vắt sữa bằng tay. Tuy nhiên, vắt sữa bằng tay cả đàn bò 2 lần một ngày sẽ tốn nhiều thời gian và năng lượng. Trước khi phát minh ra máy vắt sữa, người chăn nuôi vắt sữa cả đàn bò của họ bằng cách vắt nhẹ nhàng lên đầu vú bò bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Ngày nay còn rất ít người vắt sữa bằng tay.

 

Vắt sữa bằng máy

 

Ngày nay:

 

Bò được thường được vắt sữa 2 lần/ngày. Vắt sữa bằng máy mất khoảng 5 phút/con phụ thuộc vào từng loại máy và năng suất sữa hàng ngày của bò. Phần lớn các trại bò sữa có đủ máy để vắt cho trên 20 con bò một lần. Máy vắt sữa mô phỏng hoạt động bú của con bê bằng cách tạo ra các lực hut theo nhịp rung quang đầu vú bò làm cho sữa bị hút ra từ bầu vú.

 

 

Bước 3 - Bảo quản

 

Téc chứa và bảo quản sữa. Các téc bảo quản sữa hoặc các xilô có gắn hệ thống làm mát có hình dạng và kích thước khác nhau. Sữa thường được bảo quản tại trang trại ở nhiệt độ 39 độ F hoặc lạnh hơn trong khoảng dưới 48 giờ. Các téc và xilô chứa sữa được được khấy để đảm bảo rằng toàn bộ thể tích sữa được làm lạnh và chất béo trong sữa không bị tách rời khởi dung dịch sữa. Sau khi sữa được xả ra, thì các téc, xilô và hệ thống ống dẫn bằng thép không rỉ được vệ sinh sạch sẽ để sử dụng cho lần sau.

 

 

Bước 4 - Vận chuyển

 

Xe chuyên dụng vận chuyển sữa. Sữa được thu gom từ trang trại 24 giờ/lần hoặc 48 giờ/lần. Thùng téc được sử dụng có vỏ làm bằng thép không rỉ đặc biệt vào có gắn hệ thống cách ly cao để giữa cho sữa được làm lạnh trong quá trình vận chuyển sữa từ trang trại về nhà máy chế biến. Lái xe chuyên dụng chở sữa là người được cấp chứng chỉ phân loại sữa, đánh giá chất lượng sữa trước khi thu gom. Lái xe cũng đánh giá phẩm cấp sữa và nếu cần thiết từ chối không thu gom sữa dựa vào nhiệt độ, màu sắc và mùi vị của sữa. Sau khi lấy mẫu đại diện, sữa được vận chuyển đến nhà máy và được bảo quản trong các xilô có gắn hệ thống làm lạnh trước khi được chế biến.

 

 

Bước 5 – Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm

 

Xét nghiệm sữa tại phòng phân tích: Mẫu sữa được lấy từ các téc của trang trại trước khi thu gom và từ các thùng xe chuyên dụng chở sữa khi đến nhà mày. Loại mẫu thứ 2 được xét nghiệm về kháng sinh và nhiệt độ trước khi sữa được đưa vào khu chế biến của nhà máy. Mẫu sữa lấy tại trang trại được xét nghiệm về hàm lượng chất béo, protêin, số lượng tế bào sữa và số lượng vi khuẩn. Nếu sữa không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị loại bỏ. Đa số các trang trại được chi trả tiền sữa dựa trên chất lượng và thành phần sữa họ bán cho nhà máy.

 

 

Bước 6 - Chế biến

 

Sữa tươi nguyên liệu sau khi được phép đưa vào chế biến sẽ được bơm vào các silô dự trữ và bảo quản mà từ đó sữa sẽ trải qua quá trình tiệt trùng, làm đồng nhất, tách và chế biến thêm.

 

Máy tiệt trùng sữa

 

Tiệt trùng:

 

Quá trình liên quan đến xử l. nhiệt để từng phần từ sữa đạt tới nhiệt độ và trong khoảng thời gian nhất định và sau đó được làm lạnh mà không gây nhiễm khuẩn.

 

Máy đồng nhất sữa

 

Đồng nhất:

 

Là quá trình đẩy sữa tươi qua máy phun sương để hình thành nên các phần từ sữa nhỏ bé để chất béo được phân bố đồng đều trong toàn bộ thể tích sữa, ngăn không cho chất béo nổi lên trên bề mặt của đồ chứa.

 

Tách bơ:

 

Là quá trình sữa được quay ly tâm để tách bơ ra khỏi sữa. Sau khi tách, bơ và dung dịch sữa còn lại sẽ được phối trộn để có được hàm lượng chất béo như mong muốn cho các loại sữa khác nhau.

 

Đối với sữa nguyên kem thì bơ được thêm vào cho tới khi đạt tới hàm lượng 3,25%. Đối với sữa béo thấp thì hàm lượng chất béo là 1%. Đối với sữa gầy (sữa không béo) thì hàm lượng chất béo là 0,5%.

 

Máy lọc và chế biến sữa

 

Chế biến:

 

Gồm quá trình siêu lọc nhằm tăng thời gian bảo quản của sữa nhờ xử l. nhiệt độ cao cục bộ (UHT) và phối trộn hoặc nuôi cấy làm các loại sữa có hương vị khác nhau và sữa chua.

 

 

Bước 7 – Đóng gói

 

Máy nạp và đóng gói sữa

 

Đến bước này sữa đã sẵn sàng để được đóng gói phân phối cho các kho bảo quản. Sữa được bơm qua các đường ống vào máy đóng gói tự động ở đó sữa sẽ được nạp và gắn nắp trong bình chữa sữa làm bằng bìa giấy hoặc bình nhựa. Khi các đồ chứa sữa đi qua dây truyền, ngày sản xuất và hạn sử dụng sẽ được in lên vỏ bao bì.

 

 

Bước 8 – Bán sữa

 

Sữa được bán trong siêu thị. Sau khi đóng gói, sữa thành phẩm đã sẵn sàng tới tay người tiêu dùng. Sữa đươc bảo quản trong các kho lạnh lớn cho đến khi nó được đem ra bán cho khách hàng./.

Nguồn: trustmilkdaily.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác