Các tỉnh phát triển ngành sữa

“Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ...”

Tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020. Dịp này, Giám đốc Sở NNPTNT Lê Minh Đức có cuộc trao đổi với Báo Lao Động - Trang ĐBSCL về những diễn biến mới nhất tại những vùng chuyển dịch theo quy hoạch. Ông Đức cho biết:

 

  Chủ trương của tỉnh là chú trọng chất lượng, gắn sản xuất (SX) với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Theo đó, tập trung đầu tư phát triển một số cây - con ở vùng chuyên canh hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh; sử dụng tối ưu các nguồn vốn đầu tư, ứng dụng KHCN, cơ giới hóa, từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình NN ứng dụng công nghệ cao theo lợi thế các vùng NN sinh thái.

 

  Hiện các mô hình trồng thanh long, chanh không hạt, mè.. ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn, điều kiện canh tác phù hợp. Trong lĩnh vực chăn nuôi, Long An dự kiến đến năm 2020 tăng đàn bò sữa đạt trên 15.000 con; trên 50% đàn gia súc, gia cầm được chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại và sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 60.000 tấn...

 

 

  Việc mở rộng các mô hình chuyển đổi SX được triển khai như thế nào, thưa ông ?

 

  - Cách tiếp cận bắt đầu từ xây dựng một số mô hình phát triển SX theo chuỗi giá trị gia tăng từ khâu giống, bảo quản sau thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi SX theo mùa vụ thích hợp trên đất SX lúa kém hiệu quả hoặc linh hoạt trên nền đất lúa luân canh với cây trồng khác có thị trường tiêu thụ tốt. Ở huyện Châu Thành sẽ hình thành vùng thanh long chuyên canh 10.000ha, SX đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vùng trồng rau mở rộng từ 6.500ha lên 12.000ha, sản lượng trên 240.000 tấn (không bao gồm sản lượng dưa hấu), tăng gấp 3 lần năm 2000; trong đó trên 2.400ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

 

  Ở các vùng đất cao ven biên giới các huyện Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng mở rộng trồng mè 15.000ha; trong đó vụ mè xuân hè trên 8.000ha. Tận dụng hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, khu tưới Đức Hòa sẽ chuyển 1.800ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp cao sản hoặc luân canh 1 vụ bắp 1 vụ lúa và 1 vụ đậu phộng kết hợp ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ có liên kết với các DN ổn định tiêu thụ...

 

 

  Các chương trình yểm trợ kỹ thuật có được triển khai kịp thời?

 

  - Thời gian qua, công tác khuyến nông, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phổ biến sử dụng giống mới, giống lúa xác nhận hay các con giống chất lượng cao (bò thịt, heo, gia cầm, bò sữa…) và áp dụng quy trình sản xuất theo hướng GAP từng bước được phổ biến. Tỉnh cũng đầu tư các công trình giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi dẫn ngọt - ngăn mặn, xả phèn, chống hạn; các trạm - trại kỹ thuật, trung tâm giống từng bước đáp ứng nhu cầu SX, chuyển đổi cơ cấu. Đến nay, tại Long An khâu làm đất đạt 100%; số lượng máy GĐLH tăng trên 30 lần so năm 2006 (hiện khâu thu hoạch lúa bằng máy đạt 98%), tỷ lệ sấy khô hạt khoảng 70%. 

 

 Sắp tới để yểm trợ quá trình tái cơ cấu NN, các cơ quan chuyên ngành sẽ tiếp tục đẩy nhanh chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh cho các loại cây trồng - vật nuôi chủ lực của tỉnh đáp ứng mục tiêu tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo được tính cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

 

 

  Đề nghị ông cho biết thêm về giải pháp và lộ trình thực hiện?

 

  - Chương trình giống NN đã được UBND tỉnh phê duyệt, đang triển khai. Với cây lúa, tuyên truyền, phổ biến nông dân dùng giống xác nhận (hoặc tương đương) đạt 70 - 85%; đối với các cây khác đạt trên 70%. Đối với bò thịt nâng, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt 70%; heo, gia cầm đạt 90%; bò sữa đạt 100%, bò lai đạt 50%. Đảm bảo cung cấp 80% giống được công nhận; 75% giống phục vụ nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh, chất lượng cao. 

 

  Để thực hiện được mục tiêu này, Long An chủ trương thực hiện xã hội hóa công tác giống, hoàn thiện đồng bộ các trại giống của tỉnh; gắn công tác giống với xây dựng mô hình “cánh đồng SX lớn” phục vụ vùng lúa chất lượng cao ở vùng Đồng Tháp Mười; có chính sách hỗ trợ trực tiếp và vốn vay tín dụng ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống…

 


Nguồn: http://laodong.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác