Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Giải pháp đúng về lệch dạ múi khế trên bò sữa

Bò sữa sau sinh 2 ngày vẫn chưa thể ăn được nhiều. Sự nhai lại và lượng sữa sản xuất được rất ít. Chúng ta có thể thoáng nhìn thấy hình một quả bóng bên lườn trái của bò sữa. Khi bạn nhìn từ phía sau của bò, bạn sẽ thấy hình một quả táo bên trái và hình một quả lê bên phải. Khi thú y kiểm tra và đánh nhẹ vào phía trên của lườn phải, bạn có thể nghe thấy một âm thanh như tiếng “ping”. Không còn nghi ngờ gì nữa, con bò này bị lệch dạ múi khế bên trái (LDA).

 Lệch dạ múi khế là một rối loạn không quá phổ biến ở bò sữa sau khi đẻ, nó thấp hơn 3%. Nếu xử lý bằng phẫu thuật tỉ lệ thành công ở mức 20-30% vì có thể sẽ bị lệch dạ múi khế trở lại hoặc nhiễm trùng vết mổ. Nếu điều trị thành công bằng phương pháp phẫu thuật nhưng hậu quả là khá nghiêm trong đối với bò: 10% bò sẽ bị loại thải trong vòng một tháng và sản lượng sữa sẽ giảm từ 300-400L trong tháng tiếp theo sau phẫu thuật. Chi phí điều trị phải từ 200-300$/trường hợp. Hầu hết các trường hợp, người ta thường đối mặt với bệnh lệch dạ múi khế bên trái. Còn lệch dạ múi khế bên phải thường khiến bò bị chết nhanh chóng. Trong giai đoạn mang thai, tử cung phải sử dụng nhiều không gian hơn trong khoang bụng và sẽ đẩy nhẹ dạ cỏ lên. Sau khi đẻ, dạ cỏ sẽ ở lại vị trí trên cao đó trong một vài ngày. Đồng thời, nếu các chuyển động của dạ múi khế quá chậm hoặc không có, sẽ gây ra sự tích tụ chất khí dẫn đến sự giãn nở của dạ múi khế. Dạ múi khế bị giãn nở sau đó có thể dễ dàng bị trượt xuống dưới dạ cỏ và dính vào thành bụng bên trái.

 

RUVET VIETNAM - CÔNG TY TNHH TM DV NÔNG NGHIỆP XAN

Vị trí của dạ múi khế ở bò bình thường và dạ múi khế bị lệch ở bò bị LDA

 

Khi chúng ta xem xét các nguyên nhân gây ra lệch dạ múi khế, dạ dày không co bóp có thể được xem như một nguyên nhân. Tuy nhiên, đó vẫn là hậu quả của việc quản lý không phù hợp trong giai đoạn chuyển tiếp (4 tuần trước khi đẻ đến 4 tuần sau khi đẻ).

 

Tiêu thụ chất xơ là cần thiết

 

Trong giai đoạn chuyển tiếp, mục tiêu chính là duy trì lượng ăn vào thích hợp cho bò cạn sữa. Điều này sẽ giúp bò bắt đầu ăn ngay khi đẻ. Nhờ đó, dạ cỏ sẽ không bao giờ bị trống và do đó sẽ làm giảm nguy cơ bị lệch dạ múi khế. Rơm chất lượng tốt (2-4kg) phải là rơm được cắt nhỏ (tối đa 4cm) và được cho bò ăn trước khi đẻ. Nếu bò được cho ăn thức ăn TMR, thì không được xử lý quá mức nhằm giữ kích thước thức ăn phù hợp. Phải chắc chắn rằng thức ăn TMR không bị bò lừa ra và phải được ăn đầy đủ lượng chất xơ trước khi đẻ. Hơn 60% lượng vật chất khô ăn vào hằng ngày của bò cạn sữa phải đến từ thức ăn thô xanh (cỏ, rơm…).

 

Nhiều tác giả đã chứng minh một mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh Ketosis và bệnh Lệch dạ múi khế. Bò sữa có nguy cơ bị lệch dạ múi khế tăng lên 12 lần nếu chúng bị bệnh Ketosis. Như chúng ta đã biết Ketosis có liên quan đến thể trạng quá mức (điểm thể trạng cao cũng làm giảm lượng ăn vào), chắc chắn rằng điểm thể trạng lúc đẻ là từ 3.25 – 3.5. Một quá trình chuyển đổi thức ăn phù hợp từ bò cạn sữa sang bò vắt sữa (ví dụ tăng chậm lượng thức ăn tinh và bắp ủ) sẽ làm giảm vấn đề axit dạ cỏ và giảm tác động của sự cân bằng năng lượng âm trong kỳ đầu của giai đoạn vắt sữa.

 

Giảm sự hạ đường huyết

 

Dạ múi khế là một cơ trơn và cần canxi để di chuyển đúng vị trí. Khi thiếu canxi trong máu, sẽ làm giảm việc dạ múi khế bị trống, dẫn đến một sự tích tụ không khí và làm giãn nở dạ múi khế. Sự hạ canxi trong máu sẽ làm tăng nguy cơ lệch dạ múi khế lên 5 lần. Để duy trì đủ lượng canxi trong lúc đẻ, vẫn là phải quản lý tốt khẩu phần ăn của giai đoạn chuyển tiếp. Nên duy trì mức chênh lệch Cation (ion dương) – Anion (ion âm) trong khẩu phần (viết tắt là DCAD) < 0 meq/kg của Vật chất khô (DM) bằng cách sử dụng muối anion như Magiê clorua (còn gọi là muối Nigari, được sử dụng để làm đậu phụ) ở liều lượng 150g/con/ngày hoặc Amoni clorua hoặc Magiê Sulfate. Không quên ngừng sử dụng và cho ăn natri bicarbonat  trong giai đoạn chuyển tiếp vì nó làm tăng DCAD. Làm giảm hàm lượng Kali trong khẩu phần của bò cạn sữa bằng cách tăng lượng cỏ voi già, thức ăn phụ phẩm, rơm hoặc bắp ủ. Canxi phải trên 5g/kg DM và Phốt pho ở mức 3g/kg DM.

 

Tác động của các rối loạn sau sinh khác

 

Thông thường, lệch dạ múi khế (DA) không phải là rối loạn duy nhất mà bò sẽ mắc phải sau khi đẻ. Bò tăng nguy cơ bị DA nếu mắc các rối loạn sau: tăng lên 3 lần nếu bị Viêm vú, 12 lần nếu bị Ketosis, 7 lần nếu Sót nhau, 5 lần nếu bị hạ canxi máu, 5 – 45 lần nếu bị Viêm khớp. Ngược lại một con bò bị DA sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm ketosis lên 50 lần. Viêm khớp, Viêm vú và Sót nhau khiến bò sản sinh nội độc tố hoặc 1 số phân tử được sản xuất trong trường hợp phản ứng viêm tăng cao như Histamine. Những độc tố này cũng sẽ làm giảm chuyển động của dạ múi khế. Hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu và tuổi thọ của bò sẽ giảm. Hãy chắc chắn rằng bò nhận được một lượng đầy đủ các nguyên tố vi lượng và vitamin trong giai đoạn đầu vắt sữa. Đổ thức ăn (làm đầy trực tiếp dạ cỏ - một giải pháp dinh dưỡng) có thể là một giải pháp nếu lượng thức ăn ở mức thấp. Trên hình 3, mối quan hệ và nguồn gốc của rối loạn chuyển hóa khác nhau.


RUVET VIETNAM - CÔNG TY TNHH TM DV NÔNG NGHIỆP XAN

Loạt các rối loạn xung quanh thời điểm đẻ ở bò

 

Nếu có hơn 3% DA trong một trang trại, phải thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ để biết được yếu tố nguy cơ chính. Như chúng ta đã thấy, có thể có nhiều cách nhưng luôn có cùng một khởi đầu: khẩu phần ăn của bò cạn sữa (8 đến 3 tuần trước khi đẻ) và khẩu phần ăn của bò cận đẻ (3 tuần trước khi đẻ). Đó là điều cần thiết để tránh các rối loạn trước và sau khi sinh. Vì giai đoạn quan trọng này đã vượt qua một cách thành công, nên việc quản lý giai đoạn vắt sữa trở nên hết sức đơn giản.

                                                                                                                               

Antoine BERTHO
Giám đốc kỹ thuật NUTRISPICES

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác